A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn "Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”

Sáng nay, Công ty CP Truyền thông VMARK phối hợp cùng  Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn "Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.

Sáng nay, Công ty CP Truyền thông VMARK phối hợp cùng  Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn "Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Chương trình diễn ra với sự tài trợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank.

Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank nhận hoa và kỉ niệm chương của ban tổ chức 
Nói về những cơ hội từ các hiệp định thương mại đối với ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp hỗ trợ nói riêng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển.
Sau 30 năm thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam hiện đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với nhiều đối tác quan trọng, mang lại nhiều thuận lợi cho xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Các FTA được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam. 
Cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam có cơ hội nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường truyền thống, những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, giúp các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng.
 Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, cùng với những cơ hội trên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có thế mạnh nói riêng. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, quá trình toàn cầu hóa cũng đưa đến không ít thách thức cho xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp. Bởi khi tham gia vào các FTA với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu đồng nghĩa với việc sản phẩm của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm sản xuất của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam. 
Ngoài ra, những hạn chế trong đầu tư vào công nghệ cao, hiện đại, thiếu hụt nhân lực trình độ cao; đặc biệt ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển khiến Việt Nam mới chỉ dừng lại là mắt xích nhỏ trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông  Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện của Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại (JETRO) Hà Nội, là Cơ quan thuộc Chính Phủ Nhật Bản, có nhiệm vụ Xúc tiến, đẩy mạnh mối quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với Thế giới và hỗ trợ các DN Nhật Bản Xúc tiến Đầu tư ra nước ngoài. Tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các DN Nhật Bản tại Việt Nam năm 2015 là 32.1%, nếu so với kết quả điều tra của năm 2010 là 22.4% thì có tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm trước là 33.2% thì hoàn toàn không tăng.Nếu so tỉ lệ nôi địa hóa của doanh nghiệp hật Bản đang hoạt động tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64.7%, Thái Lan là 55.5%, Indonesia là 40.5%, Malaysia là 36.0% thì tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là rất thấp, mặc dù nói tỉ lệ nội địa hóa là 32.1% nhưng trong đó, phần trăm mua từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam là 45.1%, từ doanh nghiệp Việt Nam là 41.2%, và phần còn lại 13.7% là mua từ các doanh nghiệp nước khác như Đài Loan…. Nếu tính phần trăm mua từ các doanh nghiệp Việt Nam với tỉ lệ nội địa 32.1% thì thực chất tỉ lệ nội địa từ các doanh nghiệp Việt Nam chỉ không quá 13.2%.


Ông  Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện của Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại (JETRO) Hà Nội

Ông  Kawada Atsusuke nhấn mạnh “Làm thế nào để phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ”; “Làm thế nào để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể tăng việc mua linh phụ kiện từ các doanh nghiệp Việt Nam” và “Làm thế nào để có thể thu hút các hãng sản xuất linh kiện của Nhật Bản đến Việt Nam” thì thực chất tôi nghĩ tất cả các câu hỏi trên đây đều có chung một ý nghĩa. Cho đến nay thì Việt Nam đang dành sự ưu tiên cho việc cấp vốn để phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ và các DN vừa và nhỏ của Việt Nam cũng như các chính sách đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù vậy thì  trên thực tế chưa thấy rõ được hiệu quả cải thiện rõ rệt. Với cá nhân tôi thì tôi cho rằng việc nuôi dưỡng nghành công nghiệp hỗ trợ của các sản phẩm điện gia dụng, máy móc văn phòng và nghành công nghiệp linh kiện ô tô là rất quan trọng. Liên quan đến ô tô và các nghành sản xuất linh phụ kiện liên quan thì để mở rộng qui mô sản xuất ô tô tại Việt Nam cần thiết phải tăng qui mô sản xuất của các hãng linh phụ kiện liên quan.  Nếu không trông chờ được vào điều này thì việc sản xuất linh phụ kiện ô tô với giá thành thấp là rất khó khăn và tôi nghĩ là không dễ dàng để phát triển được nghành công nghiệp hỗ trợ có liên quan đến các linh phụ kiện cho ô tô.Để các DN Việt Nam có thể chế tạo, sản xuất được máy móc văn phòng (máy in), sản phẩm điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt) thì Chính phủ Việt Nam cần có đề án rõ ràng cho việc hỗ trợ và nuôi dưỡng các DN ưu tú của Việt Nam một cách tập trung triệt để. Rất nhiều các hãng sản xuất lớn của Nhật Bản thì hoàn toàn trông cậy vào việc nhập khẩu linh phụ kiện từ Trung Quốc.Tôi nghĩ là Chính Phủ Việt Nam cần dồn sự chú tâm vào việc nuôi dưỡng các DN Việt Nam để có thể sản xuất được những linh phụ kiện thay cho việc phải nhập khẩu chúng từ Trung Quốc.

Đối với các DN Việt Nam, linh phụ kiện ô tô, linh phụ kiện dùng cho máy móc văn phòng hay linh phụ kiện dùng cho sản phẩm là điện gia dụng, lĩnh vực nào là thế mạnh để có thể tham gia, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh thì nên trông cậy vào khả năng tương ứng của từng DN. Tôi cũng cho rằng ngoài khả năng ra thì những hoạt động giao lưu kinh doanh và mối nhân duyên cũng rất quan trọng.  Tại Việt Nam, các DN sản xuất vừa và nhỏ của Nhật Bản với mục đích là nâng cao năng lực cạnh tranh với nghành công nghiệp khuân đúc của Việt Nam thì có tổ chức các buổi họp giao lưu về kỹ thuật liên quan đến khuân đúc giữa DN hai nước, đây cũng đồng thời là cơ hội để giới thiệu về các máy móc và kỹ thuật tiến tiến của Nhật Bản với các DN Việt Nam và những DN Nhật Bản đã xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.

JETRO, với tư cách là cầu nối giữa DN hai nước Nhật Việt cũng sẽ nỗ lực tích cực trong các hoạt động để đóng góp cho sự phát triển của nghành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.  


GS. Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược

Theo đánh giá của GS. Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, hiện nay số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới chỉ chiếm 0,3% số doanh nghiệp, con số này quá nhỏ và đáng suy nghĩ.  GS. Phan Đăng Tuất cho rằng, cần phải hành động để cho ra những “đứa bé” công nghiệp hỗ trợ chứ không phải chỉ là bàn về những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã có. Các bộ, ban ngành cần nghiên cứu những “lồng ấp” để cho ra đời nhiều hơn nữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. 

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Công ty VPMS, cho rằng hiện Việt Nam đang thiếu những doanh nghiệp thực hiện một số nguyên công do công nghệ phức tạp và khó hoàn vốn, dẫn đến không thực hiện được đơn hàng hoặc thực hiện với giá thành cao. Đơn cử như trong việc sản xuất chi tiết chày cho khuôn dập sản xuất phụ tùng ô tô. Ngoài ra, trình độ gia công của nhiều doanh nghiệp còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm. Do đó, cần hỗ trợ đáp ứng các công đoạn còn thiếu và để làm được việc này, doanh nghiệp có thể được trợ giá hay hỗ trợ đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Huy đề xuất cần xây dựng các chuẩn doanh nghiệp hỗ trợ để tập trung bồi dưỡng các doanh nghiệp gần đạt chuẩn một cách có hiệu quả; tránh việc hỗ trợ tràn lan, đánh đồng./.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan