A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thương mại hóa công nghệ: Cần hỗ trợ kịp thời

Thương mại hóa công nghệ là khâu quan trọng trong việc đưa kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đây là quá trình gian nan và nhiều thách 

 

Hành trình gian nan

Dẫn câu chuyện từ thực tế doanh nghiệp KH&CN gặp phải, bà Phạm Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty TNHH Khoa học Ứng dụng Công nghệ Xanh (tỉnh Thái Bình) - cho biết, công ty có đội ngũ nhà khoa học xây dựng và phát triển được các công nghệ tiên tiến, có thể cạnh tranh được với thế giới. Tuy nhiên, do đều là sản phẩm KH&CN nên cần có thời gian để chinh phục thị trường. Người tiêu dùng còn có tâm lý e ngại với các sản phẩm mang thương hiệu Việt, nên để khách hàng hiểu và tin dùng sản phẩm mất nhiều thời gian hơn so với các hàng hóa nước ngoài.

thuong mai hoa cong nghe can ho tro kip thoi

Có giải pháp nghiên cứu để sớm đưa kết quả vào cuộc sống

 

Bà Huỳnh Thị Hồng Phượng - Phó giám đốc Kinh doanh và Phát triển sinh học, Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa (Cần Thơ) - chia sẻ, công nghệ PCR và thiết bị hỗ trợ cho PCR dùng để xét nghiệm các bệnh trên thủy sản, thực phẩm và xét nghiệm những yếu tố về vi sinh đã được công ty nghiên cứu trong 5 năm. Ra mắt thị trường vào năm 2018, nhưng hiện công ty mới chỉ triển khai cho một số đơn vị nghiên cứu, trường đại học và hộ nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Nam.

Để những sản phẩm công nghệ Việt Nam đến với người tiêu dùng Việt Nam và có thể vươn ra thị trường thế giới, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của nhà nước” - bà Huỳnh Thị Hồng Phượng bày tỏ.

Đó cũng là thực tế Công ty TNHH Công nghệ nano STV (Hà Nội) gặp phải. Ông Nguyễn Bình Phương - Giám đốc kỹ thuật công ty - cho hay, dù sáng chế gel nano bạc là sản phẩm có thể thay thế hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần mang đến một nền sản xuất nông nghiệp sạch hơn, nhưng khi đưa ra thị trường gặp vô vàn khó khăn, vì không ai chịu tin và ứng dụng.

Tìm đầu ra cho nghiên cứu khoa học

Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn kết quả nghiên cứu, sáng chế của các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu trong nước và từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tại Việt Nam... Ngoài ra, cũng phải kể đến nguồn sáng chế đến từ những nhóm đơn lẻ, cá nhân… Nhiều kết quả nghiên cứu thuộc nhóm này có tiềm năng ứng dụng lớn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 12 - 15% kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, nhà nước cần xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho những đơn vị thương mại hóa sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN. Chẳng hạn, nếu sản phẩm có chất lượng tương đương của nước ngoài nên được ưu tiên trong việc xét thầu, lựa chọn từ những dự án đầu tư hoặc mua sắm sử dụng ngân sách nhà nước, giúp đơn vị nghiên cứu có nguồn thu ban đầu, tạo thương hiệu; tăng cường hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm KH&CN đến nhà đầu tư, người tiêu dùng thông qua các hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch công nghệ.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia để sản phẩm KH&CN mới được sản xuất và lưu thông trên thị trường; triển khai các hàng rào kỹ thuật hạn chế nhập khẩu công nghệ cũ của nước ngoài, có cơ chế khuyến khích sử dụng sản phẩm nghiên cứu trong nước, hỗ trợ kinh phí thương mại hóa sản phẩm KH&CN hướng tới đối tượng là những người có thu nhập thấp và tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn…

Thời gian tới, bên cạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, Bộ KH&CN sẽ thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu với doanh nghiệp, để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.

Quỳnh Nga

 

Nguồn: https://congthuong.vn/thuong-mai-hoa-cong-nghe-can-ho-tro-kip-thoi-144173.html

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan