A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu Báo cáo “Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương năm 2013”

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế vừa tổ chức Hội thảo mang tên “Báo cáo năng lực Hội nhập Kinh tế quốc tế cấp địa phương”. Sự kiện này đã thu hút không chỉ các chuyên gia trong lĩnh vừa Hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các tỉnh thành địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước.


Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế vừa tổ chức Hội thảo mang tên “Báo cáo năng lực Hội nhập Kinh tế quốc tế cấp địa phương”. Sự kiện này đã thu hút không chỉ các chuyên gia trong lĩnh vừa Hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các tỉnh thành địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước.
 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú phát biểu tại Hội thảo Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013
 
Đây là một báo cáo được thực hiện công phu dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAid) và Bộ phát triển quốc tế Anh, do UBQG HTKTQT xây dựng cùng sự góp ý của nhiều chuyên gia kinh tế. Theo ông Trịnh Minh Anh, Giám đốc văn phòng Ban chỉ đạo chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, để có dữ liệu khách quan nhằm đánh giá được năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh, nhóm nghiên cứu đã khảo sát các chỉ số như: tình hình thương mại địa phương, trong đó có đánh giá số liệu xuất nhập khẩu, hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, công tác xúc tiến thương mại… nhóm nghiên cứu đã sử dụng các số liệu, báo cáo của địa phương, các bộ, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan… Tuy nhiên, không loại trừ khả năng các địa phương làm tròn số liệu, để có dữ liệu tương đối chính xác nhất, nhóm nghiên cứu còn tiến hành điều tra 2060 người dân, 2058 doanh nghiệp
 
Báo cáo này là một tài liệu hết sức quan trọng, một kết quả điều nghiên khả năng hội nhập của các địa phương khá hoàn chỉnh, giúp cho địa phương và doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá lại mình một cách khách quan nhất, để hội nhập vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu khi tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra ngày càng sâu rộng.

Để giúp cho các Doanh nghiệp, Doanh nhân trong cả nước có thêm thông tin cần thiết về lĩnh vực này cho công việc hoạt động kinh doanh của mình, VNTime trích giới thiệu nội dung của kết quả hội thảo nêu trên và đặc biệt là bản Báo cáo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013...
 

 


Ông Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đóng góp ý kiến tại Hội thảo Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013

Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo nêu trên, ông Nguyễn Cẩm Tú – Tổng thư ký UBQG-HTKTQT, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình BWTO đã nhấn mạnh: Đã tới lúc phải công khai “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”!
 
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã trải qua gần 30 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào tất cả các kênh hội nhập chính: từ việc tham gia vào các hợp tác song phương và khu vực như ASEAN, APEC, ASEM…, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), cho đến việc tham gia vào hợp tác đa phương với tư cách là thành viên của WTO và đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có mức độ mở cửa và hội nhập cao như RCEP, TPP... Chúng ta cũng đang nỗ lực triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 trong đó trọng tâm là tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện mà trọng tâm là hội nhập kinh tế, thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế.
        
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, và chuẩn bị tổng kết 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế, Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương rất cần có sự đánh giá thường xuyên về năng lực hội nhập nói riêng và hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.  

Để việc đánh giá trên được khách quan và xác thực, cần phải xây dựng được một hệ thống các chỉ số đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương trên cả nước một cách khoa học. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc đó, trong 5 năm qua, các chuyên gia của Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã phối hợp với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu việc xác định ra các chỉ số cần thiết để đánh giá năng lực, mức độ và hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu, mô hình tương tự của quốc tế và các cam kết nghĩa vụ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như thực trạng phát triển và hội nhập của các địa phương. Đây là một công việc rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi nguồn nhân lực và vật lực tương xứng.

Trong khuôn khổ của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đã tài trợ cho Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tiến hành việc nghiên cứu xây dựng chỉ số đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương.

Trong giai đoạn I (2008 - 2011), các báo cáo và kết quả nghiên cứu bước đầu đã được đánh giá cao và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia cao cấp và các Bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó, UBQG- HTKTQT đã tiếp tục hoàn thiện mô hình và hệ thống chỉ số đánh giá năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương để đưa Chỉ số năng lực hội nhập trở thành một chỉ số thiết thực và quan trọng trong Hệ thống chỉ số quốc gia nhằm phục vụ cho công tác đánh giá hiệu quả hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.


Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013 lần đầu tiên đánh giá thực trạng hội nhập của cả 63 nền kinh tế địa phương thông qua thang đo lường chung là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”. Tuy nhiên, mục tiêu chính của báo cáo không phải là để xếp thứ hạng, mà là nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để từ đó khuyến nghị các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững đồng thời đưa ra các gợi ý để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các điều kiện hội nhập đặc thù của mỗi địa phương.
         

 
Kết quả của báo cáo có thể là nguồn tham khảo tốt cho các địa phương trong việc đưa ra các lựa chọn chính sách hội nhập và phát triển cho mình trên cơ sở năng lực, điều kiện hiện có. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu này còn giúp Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế có những đánh giá khách quan về tình hình hội nhập kinh tế của các địa phương để tư vấn cho Chính phủ ban hành các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và làm cơ sở để hỗ trợ các địa phương triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
         
Tại buổi hội thảo hôm nay, các chuyên gia sẽ giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chính và kỳ vọng nhận được các ý kiến đóng góp tích cực từ phía các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học và các quý vị đại biểu.
         
Thay mặt Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO và Ban quản lý Dự án, tôi xin cảm ơn: Ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng Nhóm nghiên cứu; Ông Vũ Khoan; Ông Trương Đình Tuyển; PGS. TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Văn Nam – Chuyên gia kinh tế cao cấp – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại; TS. Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cùng các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế khác đã chia sẻ nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và xây dựng báo cáo này. Xin cảm ơn Công ty Cổ phần Truyền thông Vmark đã tổ chức thực hiện công tác điều tra nghiên cứu theo mô hình và phương pháp của PEII.
 
Theo Vn.time

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan