A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo Năng lực hội nhập ngành dệt may thời trang tại Bình Dương

Nằm trong khuôn khổ của hội thảo tại Bình Dương, chiều 16 - 12, tại Trung tâm Hội nghị và Sự kiện LuckySquare, Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế quốc tế phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Hội thảo "Năng lực hội nhập ngành dệt may thời trang".

 
 
Tham dự Hội nghị có Giám đốc Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO - Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế  Trịnh Minh Anh, Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn, lãnh đạo các sở, ngành và các doanh nghiệp dệt may Bình Dương.
 
Báo cáo "Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương năm 2013" do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế công bố ngày 28/11/2013 vừa qua thì thương mại (trong đó có dệt may) là một trong các yếu tố để đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương, gồm thương mại, đầu tư, du lịch, con người, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm địa phương và thể chế.
 
Mặc dù là ngành có mức tăng trưởng khá, doanh thu năm 2012 đạt 20 tỷ đôla Mỹ nhưng ngành dệt may Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tập trung quá nhiều vào việc xuất khẩu, chủ yếu gia công sản phẩm... Để hội nhập thành công, hòa nhập vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, ngành dệt may phải giải quyết nhiều vấn đề về nguyên liệu, thiết kế, cơ sở hạ tầng và lao động, đặc biệt khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
     
 
Ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng nhóm nghiên cứu Dự án "Xây dựng năng lực quản lý và điều phối hội nhập kinh tế quốc tế" trình bày các vấn đề hội nhập quốc tế của ngành dệt may
 
Ngoài việc thảo luận các vấn đề còn tồn tại của ngành dệt may Việt Nam, đại biểu còn thảo luận các vấn đề để đưa ngành dệt may, trong đó, có dệt may thời trang tìm hướng đi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những tác động của TPP, Hiệp định thương mại tự do (FTA) và chia sẻ kinh nghiệm phát triển của ngành dệt may thời trang ở Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An.

Báo cáo được thực hiện điều tra nghiên cứu bởi Công ty Cổ phần Truyền thông VMARK phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
 
  Theo binhduong.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan