A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cầu vượt Dầu Giây thông xe sau 5 năm thi công

Sáng 8-3, cầu vượt Dầu Giây dọc tuyến quốc lộ 1 bắc qua đường tỉnh 769 và quốc lộ 20 đã chính thức thông xe sau nhiều năm chờ đợi.

Cầu vượt Dầu Giây thông xe sau 5 năm thi công - Ảnh 1.

Cầu vượt Dầu Giây cho phép xe lưu thông sau 5 năm thi công - Ảnh: A LỘC

Ngay từ sáng sớm, đơn vị thi công khẩn trương lắp đặt hệ thông dải phân cách, biển báo để hướng dẫn các xe qua cầu. Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cũng có mặt điều tiết giao thông qua khu vực.

10h15, chủ đầu tư gỡ bỏ rào chắn cho phép xe qua cầu vượt ở cả 2 chiều. Riêng xe máy, xe đạp và người đi bộ cấm qua cầu.

Cầu vượt Dầu Giây là hạng mục chính trong dự án nút giao ngã tư Dầu Giây nằm dọc quốc lộ 1, rộng 16m với quy mô 4 làn xe, do Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 3-2017, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 3-2018.

Cầu vượt Dầu Giây thông xe sau 5 năm thi công - Ảnh 2.

Cầu vượt Dầu Giây dọc quốc lộ 1, bắc qua đường tỉnh 769 và quốc lộ 20

Tuy nhiên, do gặp khó khăn về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng cũng như ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên dự án liên tục bị chậm tiến độ nhiều năm nay. Việc thi công ì ạch gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân xung quanh và tạo "điểm đen" về an toàn giao thông qua nút giao này.

Theo ông Hoàng Văn Mẫu, tổng giám đốc Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long (chủ đầu tư dự án nút giao ngã tư Dầu Giây), việc cho thông xe chỉ là phương án điều tiết giao thông trong quá trình thi công chứ chưa phải chính thức bàn giao. Bởi đơn vị vẫn chưa hoàn chỉnh hạng mục nút giao này.

"Chúng tôi điều tiết xe qua cầu vượt nhằm giảm tải lưu lượng xe hai bên cầu, qua đó thi công hoàn chỉnh nốt quốc lộ 1 đoạn 2 bên cầu và các nhánh rẽ của nút giao. Sau khi thi công hoàn chỉnh nút giao mới làm thủ tục bàn giao cho cơ quan quản lý" - ông Mẫu nói.

Cầu vượt Dầu Giây thông xe sau 5 năm thi công - Ảnh 3.

Cột đèn nhô ra 2 bên cầu vượt nằm trong không gian viên vỉa

Liên quan việc các chân trụ đèn trên cầu vượt nhô ra gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ông Mẫu cho biết thực chất các cột đèn nhô ra nằm trong phạm vi đường viên vỉa.

Cụ thể, sát tường chắn 2 bên cầu vượt phía mố M1 (phía Bắc) có một đường viên vỉa chôn phía dưới, phần trụ đèn nằm trong phạm vi này nên không tác động đến người đi đường. Riêng mố 2 (phía Nam) do lưu lượng xe quá đông, đơn vị không thể chặn đường để chôn các viên vỉa xuống.

"Trong lúc điều tiết xe lên cầu như hiện nay, chúng tôi cho lắp tạm báo hiệu cho các xe lưu thông chú ý. Ngay khi thông xe xong hết, đầu tiên chúng tôi sẽ ưu tiên cho lắp các viên vỉa, cột đèn sẽ nằm trong không gian viên vỉa đó" - ông Mẫu giải thích thêm.


Tác giả: admin1
Nguồn:Tuổi trẻ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan