A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách nào giữ chân giá xăng dầu?

Trước tình trạng giá xăng dầu liên tục tăng, các chuyên gia đã đề xuất giảm thuế, phí trên mỗi lít xăng và đổi cơ chế vận hành Quỹ bình ổn giá để "hạ nhiệt" giá mặt hàng này.

Trước tình trạng giá xăng dầu liên tục tăng, các chuyên gia đã đề xuất giảm thuế, phí trên mỗi lít xăng và đổi cơ chế vận hành Quỹ bình ổn giá để "hạ nhiệt" giá mặt hàng này.

Chiều 21/2, giá trong nước đã vuợt 26.000 đồng một lít với xăng RON95, lên 26.280 đồng, vượt mức "đỉnh" vào tháng 7/2014 (26.140 đồng một lít). Trong khi đó, giá xăng E5 RON92 chỉ thấp hơn mức "đỉnh" này hơn 100 đồng một lít.

Về vấn đề này, theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, việc cân đối lại các loại thuế, phí thông qua giảm tỷ trọng trong mỗi lít xăng, dầu cần được nhà điều hành tính toán.

Giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh ngày 21/2 đã chính thức vượt mốc 26.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh ngày 21/2 đã chính thức vượt mốc 26.000 đồng/lít.

Theo ông, liên Bộ (Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính) có thể đề xuất giảm tỷ lệ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, hoặc dầu trong thời gian ngắn để hỗ trợ giá trong nước. Một số quốc gia cũng đã áp dụng cơ chế này để giảm nhiệt mặt bằng giá trong nước.

Chẳng hạn, tại Thái Lan, Chính phủ nước này quyết định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel trong 3 tháng, về mức 3 baht một lít (tương đương mức giảm 2,99 baht mỗi lít dầu, tức khoảng 50%). Việc này nhằm giảm mức ảnh hưởng giá dầu đang ở "đỉnh" với hàng hoá tiêu dùng, vận tải. Chính phủ nước này ước tính, việc giảm gần 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel khiến doanh thu thuế giảm 17 tỷ baht.

Ngoài giảm gần một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel, Chính phủ Thái Lan cũng sử dụng Quỹ Dầu để bình ổn mặt hàng này, ở mức 30 Baht một lít.

Đồng quan điểm, ông Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nói, việc giảm thuế, phí để "kìm" đà tăng của giá xăng dầu có thể thực hiện được. Loại thuế mà ông Long nhắc tới có thể cân nhắc giảm là thuế bảo vệ môi trường, hiện "thu cứng" 3.800 đồng một lít với xăng E5 RON92 và 4.000 đồng mỗi lít RON95, còn dầu diesel là 2.000 đồng một lít.

Tuy nhiên, TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính lưu ý cần cân nhắc việc giảm thuế.

"Nếu giảm tỷ trọng thuế, phí, giá bán lẻ xăng dầu trong nước thấp hơn các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, có thể dẫn tới hiện tượng xuất lậu xăng dầu qua biên giới", ông Thịnh nói.

Thực tế, nhiều năm nay Bộ Công Thương đã kiến nghị giảm thuế phí với xăng dầu, như giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng E5 RON92.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn chưa đồng thuận vì nguồn thu từ thuế phí xăng dầu đóng góp lớn cho ngân sách.

Ngoài việc điều hành của cơ quan quản lý, về lâu dài, ông Ngô Trí Long gợi ý, doanh nghiệp nên chủ động nguồn hàng và sử dụng các công cụ bảo hiểm giá để tránh cú sốc về giá.

Ông phân tích, nhiều doanh nghiệp xăng dầu trên thế giới đã sử dụng bảo hiểm giá bằng các hợp đồng kỳ hạn ở vùng giá 65-70 USD một thùng. Tức là nếu giá dầu tăng lên sát 100 USD một thùng hay cao hơn, giá đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ vẫn ở mức 65-70 USD một thùng theo giá khớp trên sở giao dịch. Doanh nghiệp duy trì được lợi nhuận dù giá lên hay xuống. Hiện, Việt Nam đã có Sở giao dịch hàng hóa với đầy đủ các công cụ, liên thông với các sàn giao dịch quốc tế.

"Bảo hiểm giá gần như là nghiệp vụ bắt buộc với các doanh nghiệp quốc tế. Công cụ này đã được các nước áp dụng nhiều năm qua. Cơ chế bảo hiểm giá cho doanh nghiệp xăng dầu sẽ tránh những cú sốc về giá", ông Long nói.


Tác giả: admin1
Nguồn:Kinh tế 247 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan