A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vinamilk "mũi tiến công" trong thực hiện mục tiêu kép

Với quyết tâm “vừa sản xuất, vừa chiến đấu” tại tất cả các nhà máy, Vinamilk không những trở thành "pháo đài" chống dịch mà còn là "mũi tiến công" phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép của Chính phủ đề ra.

 

Người lao động tại nhà máy của Vinamilk động viên lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19
Người lao động tại nhà máy của Vinamilk động viên lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk đã trải qua rất nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn lại đánh dấu những bước tiến mới của doanh nghiệp, sự vững vàng của một thương hiệu sữa có bề dày lịch sử.

Vinamilk đang hướng tới cột mốc 45 năm thành lập và phát triển với nhiều thành tích đáng tự hào. Theo đó, vào năm 1976, công ty chính thức được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam với 100% vốn Nhà nước và 2 nhà máy. Năm 1992, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk). Đến năm 2003, công ty tiến hành cổ phần hóa -IPO và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Năm 2006, Vinamilk niêm yết thành công trên sàn chứng khoán TP HCM (HOSE). Năm 2021, Vinamilk tự hào xếp thứ 36 trong Top 50 Công ty sữa hàng đầu thế giới và đang hướng đến vị trí Top 30 Doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE (9 tỷ đô la Mỹ); Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Forbes bình chọn; Hệ thống nhà máy sữa lớn nhất (16 nhà máy) và có đàn bò khai thác lớn nhất (150.000 con gồm cả Sữa Mộc Châu); Hệ thống phân phối toàn quốc và 4 công ty con/liên kết ở nước ngoài.

Thời gian qua, không chỉ khẳng định vị thế Công ty sữa số 1 tại Việt Nam, Vinamilk còn đưa sản phẩm và thương hiệu vươn ra nhiều thị trường trên thế giới. Tính đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu các sản phẩm đến 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch đạt hơn 2,4 tỷ USD. Trong giai đoạn 2017 đến nay, doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu liên tục ghi nhận sự tăng trưởng tích cực song song việc mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu mới. Gần nhất, Quý 1/2021, doanh thu xuất khẩu của Vinamilk ước đạt mức tăng trưởng hơn 8% so với cùng kỳ.

Vinamilk

Bên cạnh giữ vững thị trường trong nước, hoạt động kinh doanh quốc tế của Vinamilk ghi nhận sự tăng trưởng tích cực, góp phần cổ vũ và thực hiện thành công "mục tiêu kép" mà Chính phủ đề ra

Hiện nay, Vinamilk đang có 13 trang trại bò sữa tại Việt Nam và một tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào. Quy mô đàn bò sữa do Vinamilk quản lý và khai thác sữa là hơn 150.000 con và với các dự án đang triển khai, dự kiến đến 2022-2023, quy mô đàn bò sẽ tăng lên thêm 20.000 con.

Đầu năm 2021, Vinamilk lần đầu giới thiệu về những “Trang trại Sinh thái Vinamilk Green Farm” đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Tây Ninh. Mô hình các trang trại sinh thái này là một bước tiến của Vinamilk trong hành trình phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững và sẽ được mở rộng trong tương lai. Hệ thống các trang trại sinh thái cung cấp nguồn nguyên liệu sữa tươi cho dòng sản phẩm cao cấp Sữa tươi 100% Vinamilk Green Farm mới ra mắt trên thị trường.

Chia sẻ về những thành quả mà Vinamilk nỗ lực đạt được, Tổng Giám đốc Vinamilk, Anh hùng lao động Mai Kiều Liên cho biết: Công ty hiện nằm trong nhóm 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất toàn cầu, doanh thu năm 2020 đạt gần 60.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 11.000 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước (NSNN) hơn 10 năm qua đạt 42.000 tỷ đồng. Tổng số cổ tức bằng tiền mà cổ đông nhà nước (SCIC) nhận được từ năm 2006 đến nay là 23.000 tỷ đồng. Tổng giá trị vốn nhà nước đã thu và hiện tại của SCIC tại Vinamilk là gần 113.000 tỷ đồng, gấp 39 lần so với thời điểm tiến hành cổ phần hóa năm 2003.

Đầu năm 2021, Vinamilk giới thiệu hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm được đầu tư xây dựng tại Tây Ninh, Quảng Ngãi và Thanh Hóa
Đầu năm 2021, Vinamilk giới thiệu hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm được đầu tư xây dựng tại Tây Ninh, Quảng Ngãi và Thanh Hóa

Những nỗ lực trong định hướng phát triển bền vững đã giúp Vinamilk được đánh giá thuộc Top 20 cổ phiếu xanh VNSI (liên tục tính từ năm 2017), với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%. Theo kết quả công bố của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), điểm số đánh giá của Vinamilk năm 2020 trên tất cả các khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị đều cao hơn so với điểm số trung bình của ngành và trung bình của VN100.

Cùng với đó, tổng nộp ngân sách nhà nước qua 10 năm của công ty đạt 42.000 tỷ đồng, trong đó nộp NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 10.500 tỷ đồng với Nhà máy chủ lực là Mega và 2 Nhà máy Sữa bột Việt Nam và Nhà máy Nước giải khát Việt Nam. Tổng số tiền cổ tức bằng tiền, cổ đông nhà nước (SCIC) nhận được từ khi cổ phần hóa đến năm 2021 là 27.690 tỷ đồng. Trong đó, 3 cổ đông lớn nhất của Vinamilk là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn F&N và Platinum Victory (Jardines C&C).

Bên cạnh bản lĩnh điều hành và khả năng ứng phó với biến động do Covid-19 thì việc mạnh dạn tìm kiếm cơ hội đầu tư ngay trong thời điểm thách thức cũng là cách để doanh nghiệp tìm thấy “cơ” trong “nguy”. Trong năm qua, Vinamilk không ngừng phát triển các dự án M&A, liên doanh, đầu tư mới hướng đến mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động cũng như tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh ở thị trường nước ngoài.

Nhờ hoạt động kinh doanh bền vững cùng các chiến lược ứng phó phù hợp với các thách thức do Covid-19, Vinamilk đã duy trì sự hiện diện của mình trong 10 công ty đứng đầu của Top 50 năm 2021, đồng thời dẫn đầu nhóm ngành hàng tiêu dùng về cả doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là lần thứ 9 liên tiếp Vinamilk có tên trong danh sách thường niên do Forbes Việt Nam đánh giá, xếp hạng.

Thương hiệu sữa
Sản phẩm của Vinamilk luôn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn

Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuộc Chương trình CSI 100. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Vinamilk được CSI 100 vinh danh vì sự tiên phong và sáng tạo trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Hiện, Vinamilk lên kế hoạch và trình Thủ tướng Chính phủ phương án triển khai các dự án nông trường sông Hậu - Cần Thơ, dự án Mộc Châu - Sơn La và dự án nhà máy sữa Hưng Yên. Đồng thời, Ban lãnh đạo công ty cũng kiến nghị Chính phủ cho phép phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động nhân kỷ niệm 45 năm thành lập công ty.

Theo Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên, cổ phiếu ưu đãi là một "đòn bẩy" rất tốt để thúc đẩy người lao động gắn bó, cống hiến với công ty, điều này rất ý nghĩa bởi con người là yếu tố quyết định với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Với vai trò là "mũi tiến công", Vinamilk đang thực hiện song song hai mục tiêu một cách hiệu quả, bởi lẽ, phòng chống dịch để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh tốt để có nguồn lực chống dịch một cách bền vững nhất.

Thành tích nổi bật của Vinamilk:

Trong nước:

Huân chương Độc lập hạng II (2010, 2016), hạng III (2005)

Huân chương Lao động hạng I (1996), hạng II (1992), hạng III (1985)

Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2016 - 2020 (Forbes VN)

Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam 2013 - 2021 (Forbes VN)

Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững 2016 - 2020 (VCCI)

Được bình chọn Thương hiệu Quốc gia 2012 - 2022 (Bộ Công thương)

Quốc tế:

Top 300 công ty năng động nhất Châu Á 2016 - 2020 (tạp chí Nikkei Asia)

2016: Top 50 công ty niêm yết lớn nhất Châu Á - Thái Bình Dương (Forbes Asia)

2017: Vào danh sách 2000 công ty niêm yết lớn nhất TG (Forbes Asia

2019: Top 200 công ty doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương (Forbes)...

 

Nguồn: https://tuoitrethudo.com.vn/vinamilk-mui-tien-cong-trong-thuc-hien-muc-tieu-kep-168014.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan