A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất 7 doanh nghiệp tham gia Đề án phát triển DNNN quy mô lớn

Ngoài tổng tài sản sản trên 20.000 tỷ đồng, những tiêu chí chung khác của các DN này là chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy ...

Chiều 10/3, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.

Anh-DNNN-8738-1615378603.jpg

7 doanh nghiệp được đề xuất để nghiên cứu thí điểm tham gia Đề án phát triển DNNN quy mô lớn phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường

Tham dự cuộc họp, ngoài đại diện các bộ ngành còn có lãnh đạo nhiều DNNN lớn, kể cả các DN chưa nằm trong đề xuất tham gia Đề án. 17 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều nằm trong trong phạm vi nghiên cứu của Đề án. 

DNNN hiện chỉ chiếm khoảng 0,07% số DN cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các DN trên thị trường và 30% GDP.

Các DN này, theo đề xuất ban đầu, gồm 3 DN thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (Viettel, VNPT, MobiFone), 2 DN thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN), 1 DN thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, 1 DN thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng là Vietcombank.

Ngoài tổng tài sản sản trên 20.000 tỷ đồng, các tiêu chí chung khác của các DN này là chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) lớn hơn 6; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)…

Các tiêu chí để xác định ngành, lĩnh vực để nghiên cứu thí điểm cơ chế, chính sách phù hợp là: Có tính chất mở đường, dẫn dắt; hướng tới làm chủ công nghệ số; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ KH&ĐT), các mục tiêu của Đề án là củng cố, phát triển một số DNNN đóng vai trò dẫn dắt, mở đường, kết nối được với khu vực DN tư nhân; làm chủ được công nghệ; hình thành các chuỗi đổi mới sáng tạo…

“Có  tính chất mở đường” được hiểu là theo nghĩa là hướng đến các ngành, lĩnh vực mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, còn “dẫn dắt” theo nghĩa là hướng đến các ngành hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với sự tham gia của DN thuộc thành phần kinh tế khác, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững, ông Hùng giải thích.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định các ý kiến tại cuộc họp sẽ được Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án.

Đ.N

 Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan