A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình "Giao Lưu Tự Hào Thương Hiệu Việt Nam "

Cũng trong sáng ngày 01/8/2015 tại Cung Văn hoá Hữu Nghị Việt Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội , Công ty CP Truyền thông VMARK phối hợp với Cục Xúc Tiến Thương Mại , Bộ Công Thương tổ chức chương trình "Giao Lưu Tự Hào Thương Hiệu Việt" chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2 Đài truyền hình Việt Nam

Nâng cao vị thế của Chương trình Thương hiệu Quốc gia

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, đó là nhờ những chủ trương đúng đắn cũng như sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, sự vận động của các doanh nghiệp - trong đó có sự đóng góp rất lớn của những thương hiệu Việt Nam. Với mục tiêu đẩy mạnh công tác quảng bá cho Chương trình Thương hiệu Quốc gia, khuyến khích động viên các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia, hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai “Tuần lễ Tự hào Thương hiệu Việt Nam 2015”  từ ngày 01 đến 07 tháng 8 năm 2015 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình với sự tham gia đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia

Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện của “Tuần lễ Tự hào Thương hiệu Việt Nam 2015” , chương trình Truyền hình trực tiếp giao lưu “Tự hào thương hiệu Việt Nam” đã chính thức được diễn ra vào sáng nay ngày 01/8/2015 tại Cung Văn hoá Hữu Nghị Việt Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Hồ Thị Kim Thoa cho biết: “Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua các thương hiệu hàng hoá và dịch vụ. Đây là sự kiện nhằm tiếp tục tôn vinh các DN, đơn vị sản xuất kinh doanh có sản phẩm đạt chất lượng cao, mà cụ thể là các DN đạt danh hiệu thương hiệu quốc gia trong những năm qua. Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt ra yêu cầu có thêm nhiều DN có hướng đi đúng đắn, bứt phá về đầu tư và sản xuất, tiếp thị, đặc biệt là việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nhằm hướng tới giá trị cao hơn. Mỗi sản phẩm đạt chất lượng, giá trị cao là một biểu trưng cho sức mạnh hàng hoá Việt và góp phần nâng cao uy tín của DN nói riêng và của Thương hiêu Quốc gia nói chung trên thị trường trong nước và quốc tế.” 

anh 1.JPG

Ảnh 1: Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu khai mạc chương trình (Ảnh Minh Nguyễn)

Với định hướng, chỉ đạo của chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ - Ngành liên quan. Bên cạnh đó là sự quan tâm ngày càng sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp thể hiện qua sự đầu tư, cũng như sự tích cực của các DN tham gia chương trình. Có thể thấy rõ, một trong những thành tựu lớn nhất của “Tự hào Thương hiệu Việt” chính là việc tạo ra luồng hiệu ứng lan toả, động viên cộng đồng DN Việt Nam vươn tới những giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia với ba yếu tố cốt lõi “Chất lượng – Sáng tạo – Tiên phong”. Đồng thời, khuyến khích, động viên và hướng dẫn các DN đạt Thương hiệu Quốc gia phát triển theo định hướng chính sách của nhà nước. Thông qua buổi giao lưu “Hành trình tự hào Thương hiệu Việt”, chương trình đã giúp các thành viên nắm rõ tiêu chí và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các DN theo sát với định hướng của các cơ quan chức năng.

Góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam qua những sản phẩm thương hiệu uy tín, chất lượng

Trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế, thương hiệu được coi là một trong những tài sản quý giá, đem lại lợi thế so sánh, giúp doanh nghiệp phát triển. Vấn đề thương hiệu hiện đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang ngày càng sâu rộng như hiện nay. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một DN hay một tổ chức này với hàng hoá dịch vụ của các DN và tổ chức khác, mà cao hơn, đó chính là một trong những cơ sở để khẳng định vị thế của DN Việt Nam trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của DN Việt Nam trong tâm trí khách hàng trong nước và quốc tế.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình khẳng định vị thế, uy tín của hàng hoá Việt Nam, duy trì và phát triển thị trường trong cũng như ngoài nước. Chia sẻ về thách thức cũng như trách nhiệm của DN, ông Nguyễn Quốc Thịnh - Thành viên các ban chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã có những chia sẻ tâm huyết trong buổi Giao lưu: “Tôi cho rằng các DN đạt được thương hiệu quốc gia đã là một thành công được ghi nhận. Ngoài việc có được những quyền lợi to lớn từ chương trình thì các DN cũng cần phải có trách nhiệm. Trách nhiệm lớn nhất ở đây là phải truyền tải được và phát triển được những giá trị của chương trình thương hiệu quốc gia đang theo đuổi để thế giới biết đến thương hiệu quốc gia mạnh mẽ hơn. Tạo dựng niềm tự hào cho người tiêu dùng. Đó là một trách nhiệm khá nặng nề. Thực tế các DN Việt Nam đang thiếu hụt nhân sự quản trị thương hiệu. Hàng năm chúng ta chỉ lựa chọn nhiều nhất là 63 Thương hiệu Quốc gia trong khi Thái Lan lên tới 300. Chính vì vậy, chúng ta cần có định hướng để mở rộng, lựa chọn được nhiều doanh nghiệp hơn. Cụ thể, trong kế hoạch 5 năm, 10 năm tới, chúng ta cần nhắm đến là các thương hiệu tập thể như: Đặc sản, làng nghề,….gắn với chỉ dẫn địa lý. Đây quả thực là những thương hiệu rất quý. Bên cạnh đó cần quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp.”

Ảnh 2: Các khách mời tham gia giao lưu trong chương trình (Ảnh Minh Nguyễn)

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Quốc Thịnh, ông Bùi Huy Sơn - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh: “Với nền kinh tế của chúng ta ngày càng hội nhập sâu sắc, đứng trước sức ép mạnh mẽ hơn rất nhiều thì việc bảo vệ, quảng bá thương hiệu ngày càng trở thành một bài toán khó. Thời gian qua, chúng tôi đánh giá cao năng lực tự thân của các DN đã nhận biết được giá trị của việc xây dựng, phối hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương để đầu tư, bảo vệ thương hiệu của mình trong quá trình cạnh tranh toàn cầu. Với mục tiêu của mình, các DN Việt Nam đang từng bước thu lại lợi ích thiết thực cho mình, nâng cao vị thế của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, đặc biệt là góp phần vào việc quảng bá đất nước, con người, sản phẩm Việt Nam qua những sản phẩm tốt, thương hiệu uy tín, chất lượng và có giá trị văn hoá cao.”

“Tự hào Thương hiệu Việt” – Chặng đường phát triển cùng các Doanh nghiệp Việt Nam, đã trở thành biểu tượng thành công và là niềm tự hào của Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh việc tạo ra luồng hiệu ứng lan toả, động viên cộng đồng DN Việt Nam vươn tới những giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia với ba yếu tố cốt lõi “Chất lượng – Sáng tạo – Tiên phong”. Chương trình cũng đã tạo góp phần đề cao các giá trị Việt Nam, tôn vinh lòng tự hào dân tộc và khuyến khích, định hướng cho các DN Việt Nam quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan