A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn An toàn khí GAS và phòng chống cháy nổ

Ngày 26/8, Công ty CP Truyền thông VMARK, Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông EMC2, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tạp chí Kinh tế và Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị An toàn Gas-Phòng chống cháy nổ (AT-PCCN). Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 26/8, Công ty CP Truyền thông VMARK, Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông EMC2, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tạp chí Kinh tế và Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị An toàn Gas-Phòng chống cháy nổ (AT-PCCN). Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.

 

Đại diện nhà tài trợ nhận hoa và kỉ niệm chương của chương trình 

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Theo ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, mặc dù là lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam nhưng ngành gas đã có tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Năm 1995, sản lượng tiêu thụ gas đạt 55.000 tấn nhưng sau 20 năm sản lượng này đã tăng trên 1,3 triệu tấn LPG, 170 triệu m3 CNG. Cùng với sự tăng trưởng, vấn đề an toàn trong lĩnh vực gas ngày một nhiều bất cập, sự cố cháy nổ đã xảy ra gây thiệt hại lớn đến tài sản và sức khỏe của người dân.

Cụ thể, có văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sau nhiều năm triển khai đã không còn phù hợp: các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn gas chưa đầy đủ, cần phải rà soát, bổ sung; thiếu nhiều quy định quản lý đối với một số loại khí như LNG, CNG…

ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trần Văn Nghị, Phó Giám đốc Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam cho biết: Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, san chiết gas lậu tràn lan kéo dài vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn tới các thiết bị sử dụng như bình chứa, van đầu bình không được kiểm tra, hư hỏng không được phát hiện. Các cửa hàng kinh doanh LPG còn chưa có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng; nhân viên kinh doanh LPG không được huấn luyện đầy đủ về nghiệp vụ kinh doanh LPG, PCCC và an toàn vệ sinh lao động… đã gây không ít sự cố cho cả người kinh doanh và người sử dụng.

ông Trần Văn Nghị, Phó Giám đốc Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam

Đáng nói, theo thống kê cả nước có khoảng 17.477 cơ sở kinh doanh và sử dụng khí gas, tuy nhiên Bộ Công Thương mới chỉ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG cho 18 cơ sở và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG cho 16 trạm kiểm định chai chứa LPG. Theo ông Đỗ Quang Vinh - Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, số cơ sở sản xuất, kinh doanh gas chưa được cấp giấy chứng nhận còn rất nhiều. Tình trạng cháy nổ gas vẫn diễn ra rất phức tạp và dường như vẫn chưa kiểm soát được. 

Cũng theo ông Đỗ Quang Vinh, không có giải pháp cụ thể nào giải quyết được tình trạng trên mà bắt buộc phải vận dụng những giải pháp tổng hợp. Từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho đến công tác kiểm tra, xử lý…Tuy nhiên, giải pháp đầu tiên, có hiệu quả nhất chính là trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ cơ sở. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển…gas.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cũng cho rằng: Để công tác AT-PCCN trong lĩnh vực gas có hiệu quả các đơn vị cần chú ý, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý; nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung quy chuẩn an toàn quốc gia trong lĩnh vực gas; áp dụng tiến bộ kỹ thuật và tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức trong và ngoài nước về công tác bảo đảm AT-PCCN trong lĩnh vực này…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan