A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tọa đàm kết nối Ngân hàng & Doanh nghiệp xuất khẩu đón bắt cơ hội từ hiệp định FTAs

Do đó, việc đàm phán FTA với các nước và khu vực như Chile, EU, Liên minh Á - Âu hay TPP sẽ giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường và hạn chế rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường lớn.

Chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu - tạo lợi thế cạnh tranh


Đại diện Vietinbank Ông Trần Hoài Nam nhận hoa và kỉ niệm chương của chương trình
(Ảnh Minh Nguyễn)

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương – Trần Quốc Khánh: Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết và đang triển khai thực hiện 11 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương cùng với một số FTA quan trọng đang trong giai đoạn kết thúc đàm phán.

Việc Chính phủ ký kết các FTA và tiếp tục đẩy mạnh đàm phán FTA khác với mức độ cam kết và chuẩn mực cao hơn đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện cho DN trong nước nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Lý giải vì sao Việt Nam tham gia nhiều FTA, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phân tích, trước đây do gần gũi về địa lý nên xuất khẩu có xu hướng gắn bó với khu vực Đông Á, việc ký kết hàng loạt FTA với khu vực này càng làm lệch cán cân thương mại, vốn chiếm tới 60-70% kim ngạch của Việt Nam. Do đó, việc đàm phán FTA với các nước và khu vực như Chile, EU, Liên minh Á - Âu hay TPP sẽ giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường và hạn chế rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường lớn.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cho rằng, với xu hướng toàn cầu, Việt Nam có động cơ tham gia vào chuỗi giá trị chung của toàn cầu để tạo lợi thế cạnh tranh.

Thiếu vắng những doanh nghiệp đầu tàu

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Hiện nay, DN xuất khẩu trong nước quy mô vốn nhỏ, hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý. Hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường, khả năng chịu đựng biến động thị trường … Chính vì vậy, việc tham gia các FTA có thách thức không nhỏ tới DN như: DN phải cạnh tranh cả trong và ngoài nước; Khả năng “tiêu hoá” vận dụng những ưu đãi của các FTA; thiếu những DN đầu tàu, mũi nhọn để vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo động lực cho các DN khác. “Các DN trong nước tăng sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế…” – ông Hải nhấn mạnh.

Dưới góc độ ngân hàng, ông Trần Hoài Nam (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) cho biết: Năng lực cạnh tranh của DN vừa và nhỏ của Việt Nam chưa thực sự mạnh, nguy cơ tiềm tàng mất thị trường nội địa là khá lớn. Khi Việt Nam ký kết các FTA, nếu không tận dụng tốt, các DN vừa và nhỏ không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường nội địa cũng khó giữ vững.

Trước những thách thức mà DN vừa và nhỏ Việt Nam có thể gặp phải, bà Hoàng Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) đề xuất, cần hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định, đồng bộ các khung pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tạo bước đột phá và có cơ chế chính sách để DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho DN vừa và nhỏ. Đồng thời, hình thành hệ thống thông tin hỗ trợ DN vừa và nhỏ để cung cấp thông tin về chính sách, ưu đãi…

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng đề xuất, để phát triển trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như hiện nay, DN Việt phải chú trọng tới khâu sử dụng người tài, phát triển công nghệ tốt nhất. Đồng thời, phải quan tâm tới tài chính và quản trị rủi ro cũng như hiểu biết về pháp luật để bảo vệ chính mình.

Bên cạnh đó, DN Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về các cơ hội thị trường của FTA, đặc biệt là thông tin ưu đãi về thuế liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ… để khẳng định vị trí trên sân nhà và tận dụng cơ hội thâm nhập sâu vào các chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất của thị trường FTA rộng lớn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan