A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khíluyện kimđiệnnăng lượng mớinăng lượng tái tạodầu khíhóa chấtvật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sảncông nghiệp tiêu dùngcông nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mạithương mại điện tửdịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ[6] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ[7] về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính:

  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Có trách nhiệm quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
  1. Năng lượng và điều tiết điện lực
  2. Hóa chấtvật liệu nổ công nghiệp
  3. Công nghiệp nặngcông nghiệp nhẹ
  4. Khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
  5. An toàn kỹ thuật công nghiệp, an toàn thực phẩm
  6. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương
  7. Thương mại và thị trường trong nước
  8. Xuất khẩunhập khẩu hàng hoá
  9. Dịch vụ logistics
  10. Phòng vệ thương mại
  11. Thương mại điện tử và kinh tế số
  12. Quản lý thị trường
  13. Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
  14. Xúc tiến thương mại
  15. Hội nhập kinh tế quốc tế
  16. Phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương.
  17. Khoa học và công nghệ và Đổi mới sáng tạo
  18. Dịch vụ công
  • Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan