Kinh tế Bình Dương “Tầm nhìn và triển vọng” trong tiến trình hội nhập Quốc tế
Sáng ngày 16-12 tại Trung tâm Hội nghị và Sự kiện Lucky Square, thành phố mới Bình Dương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, tổ chức Hội thảo Năng lực hội nhập Kinh tế Quốc tế của Bình Dương - Tầm nhìn và triển vọng.
Sáng ngày 16-12 tại Trung tâm Hội nghị và Sự kiện Lucky Square, thành phố mới Bình Dương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, tổ chức Hội thảo Năng lực hội nhập Kinh tế Quốc tế của Bình Dương - Tầm nhìn và triển vọng.
Ông Nguyễn Văn Hữu - Phó giám đốc Sở công thương tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo các chuyên gia nghiên cứu của Ủy Ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế đã công bố cụ thể chỉ số năng lực hội nhập Kinh tế Quốc tế cấp địa phương năm 2013 của 63 tỉnh thành trên cả nước trong đó có Bình Dương.Trong báo cáo này, tỉnh Bình Dương đứng thứ 3 trên tổng số 63 tỉnh, thành về chỉ số xếp hạng Năng lực Hội nhập Kinh tế Quốc tế (trong đó thương mại đứng thứ 7, đầu tư đứng thứ 2, du lịch thứ 6, con người thứ 4 và cơ sở hạ tầng đứng thứ 3 so với các tỉnh thành trong cả nước).
Để đạt được những thành tựu ban đầu như trên, ngoài sự quyết tâm, sáng suốt của các lãnh đạo địa phương trong vận dụng và đổi mới chính sách còn có sự đóng góp không nhỏ của các Doanh nhân, Doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương. Đặc biệt là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi xin giới thiệu tham luận của đại biểu đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội thảo này:
Trong cộng đồng DN Việt Nam thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…
Ông Mai hữu Tín đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Xác định được vị thế, tầm quan trọng và vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế giúp các DNNVV hội nhập và phát triển, cũng chính là thúc đẩy nền kinh tế chung trong tiến trình hội nhập và Phát triển. HHDNNVV đang xây dựng các chính sách và kiến nghị trình Chính phủ tháo gỡ cho DN những mặt hạn chế như sau:
- Về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ: Các DNNVV còn chưa tiếp cận được hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ… còn rất khiêm tốn (dưới 10%). Do các DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chưa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ưu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp.
Ông Trịnh Minh Anh - Giám đốc Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, Phó Chánh văn phòng UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế Phát biểu tại Hội thảo
- Về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các DN đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này. Qua khảo sát của Viện Phát triển DN (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy, 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; Các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV.
-Về mặt bằng sản xuất: Rất khó tiếp cận; Hồ sơ quá phức tạp; Thiếu thông tin; Chi phí không chính thức lớn…
- Nằm ngoài chuỗi cung ứng: DNNVV được kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các DN nước ngoài hoặc các dự án lớn của nhà nước. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, đa số DNNVV chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011- 2015 là thành lập mới 350.000 DN và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 600.000 DN. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu NSNN; tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015…
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển Việt Nam, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
- Về công nghệ:Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các DN chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các DN của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.
- Về chất lượng nguồn lao động:75% lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ người lao động được đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53% vào năm 2010.
- Vấn đề về thiếu vốn: Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 – 18%). Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trưởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hướng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các DN đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.
- Chi phí sản xuất tăng cao: Hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử…) bị ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn:Sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, nhiều DN phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao như bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản… nhiều DN kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhưng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh các ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,2%; sản xuất các sản phẩm từ nhựa tăng 89,1%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,2%; sản xuất xi măng tăng 52,3%...
- Thị trường thu hẹp: Hầu hết các thị trường truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Các thị trường mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ.
- Hoàn thiện khung pháp lý:Theo hướng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho DN hoạt động (đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tư…). Không làm chính sách theo lối “không quản được thì cấm hay hạn chế” hay ban hành thì tùy tiện, thiếu cân nhắc và xa lạ với thực tế với cuộc sống thường ngày. Giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trường.
- Hỗ trợ về tín dụng cho DNNVV: Tiếp tục hạ lãi suất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là nguồn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ; Các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để DN duy trì hoạt động và trả nợ thay vì bị phá sản; Đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV; Nhanh chóng thực hiện việc cho phép khu vực kinh tế tư nhân được tiếp cận vốn ODA.
Ông Nguyễn Thành Trung, trưởng nhóm nghiên cứu trình bày bản báo cáo
Giải pháp hỗ trợ…
2013 được đánh giá là năm rất khó khăn đối với các DNNVV, tuy nhiên trong khó khăn vẫn có nhiều thuận lợi và thời cơ mới với mục tiêu gắn với phương hướng triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua…Năm 2014 dự kiến sẽ là năm bản lề để Doanh nghiệp NVV nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức tiếp tục phát triển. Trong năm qua cùng với những chương trình triển khai toàn diện và thận trọng của Chính phủ nhất là những chính sách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như: tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản, cũng như xây dựng mục tiêu dài hạn, giải quyết đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc biệt đầu tư công; sắp xếp lại DNNN; sắp xếp lại hệ thống tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng). Hiệp hội DNNVV đã triển khai nhiều chương trình tích cực hỗ trợ cộng đồng DN, phát động chiến dịch Đồng hành cùng DN tại Đại hội QC Châu Á lần thứ 28 diễn ra tại HN tháng 11 vừa qua.TƯ HH đang xây dựng chương trình Truyền thông Việt đồng hành cùng DN nhằm giải phóng hàng tồn kho, kích cầu thị trường, phá băng BDDS , phối hợp với các hiệp hội nghành nghề khác trình tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất được hỗ trợ cho DN trong việc quảng bá thương hiệu hình ảnh, Tôn vinh các sản phẩm và thương hiệu Việt. TƯ HH đang giao cho TTDNHNVPTVN xây dựng công nghệ lõi của sàn giao dịch hàng hóa cho các DNNVV và bắt đầu triển khai bằng hình thức hàng đổi hàng lần đầu tiên được triển khai tại VN.
Trước những thời cơ được mở ra khi VN tham gia sâu rộng trong tiến trình Hội nhập, bài toán làm thế nào để sản phẩm của DN, đặc biệt là các DN nhỏ có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức xã hội, ngành nghề mà DN không tự chủ động trong việc cải tiến nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, tự tạo lợi thế và năng lực cạnh tranh thì mọi sự hỗ trợ đều không mang lại kết quả như mong đợi.
2013 được đánh giá là năm rất khó khăn đối với các DNNVV, tuy nhiên trong khó khăn vẫn có nhiều thuận lợi và thời cơ mới với mục tiêu gắn với phương hướng triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua…Năm 2014 dự kiến sẽ là năm bản lề để Doanh nghiệp NVV nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức tiếp tục phát triển. Trong năm qua cùng với những chương trình triển khai toàn diện và thận trọng của Chính phủ nhất là những chính sách giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN như: tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản, cũng như xây dựng mục tiêu dài hạn, giải quyết đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với tăng trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc biệt đầu tư công; sắp xếp lại DNNN; sắp xếp lại hệ thống tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng). Hiệp hội DNNVV đã triển khai nhiều chương trình tích cực hỗ trợ cộng đồng DN, phát động chiến dịch Đồng hành cùng DN tại Đại hội QC Châu Á lần thứ 28 diễn ra tại HN tháng 11 vừa qua.TƯ HH đang xây dựng chương trình Truyền thông Việt đồng hành cùng DN nhằm giải phóng hàng tồn kho, kích cầu thị trường, phá băng BDDS , phối hợp với các hiệp hội nghành nghề khác trình tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất được hỗ trợ cho DN trong việc quảng bá thương hiệu hình ảnh, Tôn vinh các sản phẩm và thương hiệu Việt. TƯ HH đang giao cho TTDNHNVPTVN xây dựng công nghệ lõi của sàn giao dịch hàng hóa cho các DNNVV và bắt đầu triển khai bằng hình thức hàng đổi hàng lần đầu tiên được triển khai tại VN.
Trước những thời cơ được mở ra khi VN tham gia sâu rộng trong tiến trình Hội nhập, bài toán làm thế nào để sản phẩm của DN, đặc biệt là các DN nhỏ có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức xã hội, ngành nghề mà DN không tự chủ động trong việc cải tiến nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, tự tạo lợi thế và năng lực cạnh tranh thì mọi sự hỗ trợ đều không mang lại kết quả như mong đợi.
Nhóm PV Kinh tế Vntime