A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đánh giá năng lực hội nhập của các tỉnh có biên giới giáp với Campuchia

Ngày 06/12/2013, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo đánh giá năng lực hội nhập của các tỉnh có biên giới giáp với Campuchia

Ngày 06/12/2013, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo đánh giá năng lực hội nhập của các tỉnh có biên giới giáp với Campuchia. Báo cáo được thực hiện với sự phối hợp điều tra nghiên cứu của Công ty Cổ phần Truyền thông VMARK.

Ông Đinh Văn Khiết - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phát biểu khai mạc Hội thảo

Đến dự hội thảo có Ông Đinh Văn Khiết - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Ông Trịnh Minh Anh – Phó chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế cùng đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đại diện lãnh đạo10 tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang

 PGS. TS Nguyễn Văn Nam phát biểu tại Hội thảo
 

Ông nguyễn Thành Trung, Trưởng nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tại Hội thảo

Hội thảo Nhằm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của một số địa phương, các tác động của hội nhập đến tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với thế mạnh của từng địa phương.
 

Các Đại biểu tham dự Hội thảo
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại và đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương như: cần tập trung lựa chọn phương hướng, lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu của địa phương; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách dài hạn; tăng cường tính chủ động và tích cực trong thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế của địa phương; tăng cường cải cách thủ tục hành chính; có chính sách, cơ chế hỗ trợ về cơ sở hạ tầng giao thông; ưu tiên đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ….
 
Theo Phạm Thị Lý VINASME

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan